BĐS 24H

Nhập khẩu thép tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ

Tính chung tổng lượng các loại thép thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam từ ngày 1/1-31/8/2016 đạt trên 12,36 triệu tấn. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 5,2 tỷ USD. Trong đó phải kể đến các sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm cao nhất, với 59%.

Đánh giá về tình hình nhập khẩu tăng cao trong thời gian gần đây, Phó Chủ tịch VSA ông Nguyễn Văn Sưa cho rằng, với thép dẹt, thép cuộn cán nóng, hầu như Việt Nam chưa sản xuất được nên cần nhập khẩu. Thép xây dựng, tôn mạ, ống thép, thép cuộn cán nguội… nhập khẩu tăng cao là do thị trường tiêu thụ tăng trưởng tốt.

Từ tháng 9 tới nay, các doanh nghiệp cũng đã bám sát thị trường và điều chỉnh giá bán thép xây dựng giảm 150-300 đồng/kg, tùy vào từng doanh nghiệp. Giá giao dịch bình quân khu vực miền Bắc 9,3-9,5 triệu đồng/tấn. Khu vực miền Nam giá bán khoảng 8,9-9,5 triệu đồng/tấn, chưa bao gồm thuế VAT.

Đánh giá về thị trường thép, ông Sưa cho biết, mặc dù thị trường đầu vào và đầu ra của các sản phẩm thép có dao động, đặc biệt là hàng nhập khẩu tăng cao, tuy nhiên, nhờ tín hiệu tích cực của nền kinh tế vĩ mô, nhu cầu thép trong nước tiêu thụ tốt, trong đó phải kể đến sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp trong việc áp dụng nhiều giải pháp cả về thị trường, công nghệ, mẫu mã sản phẩm…, nhờ đó 9 tháng đầu năm 2016 thép xây dựng tiêu thụ đạt 5.799.660 tấn, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, xuất khẩu cũng tăng trưởng khá, đạt 462.752 tấn, tăng 57,1% so với cùng kỳ năm 2015.

Nhập khẩu thép tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ

Không chỉ thép xây dựng, sản phẩm ống thép tiêu thụ còn tăng trưởng cao hơn, đạt 1.354.729 tấn, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, xuất khẩu đạt 10.306 tấn, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, Hòa Phát vẫn là đơn vị dẫn đầu thị phần tiêu thụ với 25,02%.

Tiêu thụ tăng trưởng mạnh nhất phải kể đến tôn mạ kim loại và sơn phủ màu, 9 tháng tiêu thụ đạt 2.037.123 tấn, tăng 35,1% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, xuất khẩu đạt 919.098 tấn, tăng 46% so với cùng kỳ năm trước.

Dự báo, bước vào mùa khô, thời tiết thuận lợi cho việc xây dựng nên quý IV/2016, sản xuất và tiêu thụ thép sẽ vẫn tăng trưởng tốt, đặc biệt là thép xây dựng.


NGÀNH BAO BÌ GIẤY ĐƯỢC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

NGÀNH BAO BÌ GIẤY ĐƯỢC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Phân khúc giấy bao bì cao cấp (tráng) đang là “khoảng trống” mà ngành giấy cần lấp đầy và đây là cơ hội để các doanh nghiệp giấy đầu tư công nghệ, tạo ra sản phẩm chất lượng, đón đầu nhu cầu trong và ngoài nước.

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH GIẤY TRONG THỜI GIAN TỚI

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH GIẤY TRONG THỜI GIAN TỚI

Kinh tế Việt Nam nói chung và ngành giấy nói riêng vẫn có những tín hiệu tích cực trong 5 tháng đầu năm 2020. Sản lượng giấy ước đạt 1,85 triệu tấn, tăng 7,8%; xuất khẩu giấy đạt 656,9 nghìn tấn, tăng 97,4%; nhập khẩu giấy đạt 853,1 nghìn tấn, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, giấy bao bì và khăn giấy tăng trưởng về sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu.

NGÀNH GIẤY CƠ HỘI NÀO CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ?

NGÀNH GIẤY CƠ HỘI NÀO CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ?

Khác với nhận thức của nhiều người cho rằng ngành Giấy đang dần thu hẹp, thực tế, Công nghiệp Giấy nói chung và tại Việt Nam hiện đang tăng trưởng mạnh mẽ, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, đồng thời cộng hưởng để phát triển các ngành kinh tế khác (trồng, khai thác gỗ rừng trồng, phủ xanh đất trống đồi trọc…đồng hành, phụ trợ cho nhiều ngành sản xuất

NGÀNH GIẤY NHẬN DIỆN 2 VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT NGAY NẾU MUỐN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

NGÀNH GIẤY NHẬN DIỆN 2 VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT NGAY NẾU MUỐN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cho rằng, cần nhanh chóng tìm ra giải pháp cho 2 vấn đề này để ngành giấy trong nước có thể phát triển bền vững, đóng góp vào phát triển bền vững chung của ngành Công Thương và nền kinh tế.